Phân biệt domain và subdomain, định nghĩa từ a-z?

Vẫn còn có rất nhiều người nhầm lẫn giữa domain và subdomain . Chính vì thế bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về domain và subdomain là gì? 

Domain và subdomain là gì?

Đầu tiên chúng ta đi tìm hiểu xem hai loại tên miền này là gì nhé!

Domain, subdomain là gì đều là tên miền trên hosting. Tuy nhiên thì hai loại tên miền này đều có mang cho mình những đặc điểm riêng biệt.

Domain có tên đầy đủ là addon domain, được biết đến là loại tên miền giúp cho người dùng có thể chạy được nhiều website trên cùng 1 hosting. Nó có đặc điểm là nằm chung với tên miền chính nhưng lại có thư mục khác với tên miền chính. Hay để hiểu một cách đơn giản hơn thì domain chính là tên của một trang web nó được lập ra giúp cho người xem và công cụ Google có thể phân biệt được 2 tên miền khác nhau là 2 trang web khác nhau.

Vậy subdomain là gì? Ngay cái tên subdomain khi dịch ra cũng đã cho chúng ta hiểu được ý nghĩa của nó. Đây thường được gọi là tên miền con của tên miền chính. Chính vì là miền con của miền chính nên tên miền con này mang đầy đủ những tính chất như một miền chính và chúng ta có thể sử dụng nó giống như miền chính. Đặc điểm để nhận dạng là tên của chúng có chứa tiền tố đằng trước tên miền chính ví dụ như: abc.webthaibinh.net; xyz.webthaibinh.net

Ưu điểm của việc tạo loại tên miền này giúp ích rất nhiều cho người dùng. Nếu như bạn đang là một công ty kinh doanh rất nhiều những ngành nghề khác nhau và bạn muốn sử dụng mỗi một trang web riêng cho từng ngành nghề riêng của mình thì sẽ rất tốn chi phí khi bạn phải mua rất nhiều tên miền để sử dụng. Thay vì thế để tiết kiệm chi phí cho người dùng thì tên miền phụ ra đời sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp hay người làm kinh doanh nói chung để có thể mở thêm nhiều trang web với các tên miền phụ khác nhau mà không hề mất đi một khoản chi phí nào.

Vì sao bạn nên tạo subdomain?

Subdomain là tên miền phụ rất dễ tạo lập chỉ cần dựa trên tên miền chính. Nó mang đến cho người dùng rất nhiều ưu điểm và lợi ích thiết thực nhất.

Khi sử dụng tên miền thì sẽ mang đến cho người dùng những lợi ích sau:

– Tiết kiệm chi phí khi bạn có thể tạo một trang web với tên miền phụ theo mong muốn mà không cần mua nhiều tên miền chính
– Tên miền phụ này được tạo lập không giới hạn dành cho người dùng
– Mỗi tên miền phụ được tạo lập thì đều có thể hoạt động như một tên miền thông thường.
– Tên miền phụ sẽ không thể sử dụng được nếu tên miền chính của bạn gặp phải các vấn đề như: hết hạn tên miền, hủy tên miền, tên miền chính bị khóa.
– Có thể tạo ra bản ghi ” * ” để mặc định nhận tất cả tên miền phụ về cùng một địa chỉ IP.

Vậy tạo subdomain có cấu trúc tên như thế nào?

Cấu trúc tên của tên miền phụ rất đơn giản, nó bao gồm: Phần “sub” + dấu chấm + tên miền của bạn. Phải dựa vào tên miền chính để có thể đặt được tên cho miền phụ của bạn.

Ví dụ miền chính của bạn có tên: webnamdinh.com thì tên của miền phụ có thể được đặt là: tuvan.webthaibinh.net, hotro. webnamdinh.com

Cách để tạo lên một tên miền phụ rất đơn giản. Khi đặt mua tên miền thì nhà cung cấp sẽ đưa đến cho bạn một tài khoản DNS ( tài khoản quản trị tên miền). Sau đó bạn truy cập vào tài khoản này. Sau khi đăng nhập bạn tạo các bạn A record theo địa chỉ IP trỏ về host và lập thêm bản Cname cho các tên miền phụ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *